CHỦ ĐIỂM: QUÊ HƯƠNG - ĐẤT NƯỚC - BÁC HỒ
Thực hiện 4 Tuần (Từ ngày 22/04/2019 đến ngày 17/05/2019)
MỤC TIÊU
|
NỘI DUNG
|
HOẠT ĐỘNG
|
I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
1. Dinh dưỡng sức khỏe
- Mục tiêu 2: Trẻ thực hiện được 1 số cách sơ chế đơn giản
- Mục tiêu 5: Trẻ thực hiện được 1 số công việc tự phục vụ trong sinh hoạt (đánh răng, lau mặt…)
2. Phát triển vận động
- Mục tiêu 15: Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhip nhàng được các động tác trong bài tập thể dục theo hiệu lệnh
- Mục tiêu 21: Trẻ thực hiện được các bài tập chạy phù hợp
- Mục tiêu 34: Trẻ biết chuyền bóng qua đầu, qua chân khéo léo
- Mục tiêu 36: Trẻ thực hiện được các bài tập phát triển vận động tinh: xoay, gập, vê, cài, buộc… khéo léo
II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
1. Khám phá xã hội
- Mục tiêu 55: Trẻ nói được đặc điểm nổi bật của một số di tích lịch sử địa phương
- Mục tiêu 56: Trẻ biết tên Bác Hồ và một số đặc điểm nổi bật của một số địa danh liên quan đến Bác tại thủ đô Hà Nội và tại quê hương
2. Toán
- Mục tiêu 57: Trẻ đếm được trong phạm vi 10, đếm theo khả năng.
- Mục tiêu 60: Trẻ nhận ra qui tắc sắp xếp của 3-4 đối tượng đơn giản
III. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Mục tiêu 65: Trẻ hiểu được nghĩa của các từ khái quát
- Mục tiêu 72: Trẻ đọc các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ… phù hợp độ tuổi
- Mục tiêu 76: Trẻ làm quen với việc đọc, viết tiếng việt
IV. PHÁT TRIỂNTHẨM MỸ
- Mục tiêu 80: Trẻ thích nghe hát, vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu của bài hát, bản nhạc với các hình thức khác nhau
- Mục tiêu 81: Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái ,tình cảm của bài hát
- Mục tiêu 82: Trẻ biết phối hợp các nguyên liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm
IV. Phát triỂn tình cẢm xã hỘi
- Mục tiêu 81: Trẻ biết yêu con người, cảnh vật. Thể hiện tình cảm và quan tâm đến cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước.
|
I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
1. Dinh dưỡng sức khỏe
- Nhận biết các dạng chế biến đơn giản của một số TP, món ăn từ thực vật, động vật.
- Nhận biết 1 số cách sơ chế đơn giản (nhặt, rửa, cắt, thái)
- Đi VS đúng nơi qui định.
- Rèn luyện thao tác rửa tay bằng xà phòng, lau mặt bằng khăn.
- Thay quần áo, gấp áo quần gọn gàng vào giỏ.
- Tự chuẩn bị chỗ ngủ, chuẩn bị
2. Phát triển vận động
+ ĐT Hô hấp: Hít vào, thở ra.
+ ĐT tay:
* Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên( kết hợp với vẫy bàn tay, nắm, mở bàn tay)
+ ĐT lưng, bụng, lườn:
* *Cúi về phía trước, ngửa người ra sau.
+ ĐT chân:
* Đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối.
+ ĐT bật: Bật tách khép chân .
* VĐCB
- Chạy 15 m trong khoảng 10 giây.
- Chuyền bóng qua đầu, qua tay
- Gập giấy
- Vê, véo, vuốt, miết, ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối...
- Tô, vẽ hình …
- Xé, cắt theo đường thẳng
- Cài, cởi cúc, xâu
II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
1. Khám phá xã hội
- Tên đặc điểm nổi bật của một số di tích lịch sử: nhà ga, công viên Võ Văn Ký, viện Pasteur, mộ Yersin, lầu Bảo Đại. Danh lam, thắng cảnh: Biển Nha Trang, Tháp Bà, Hòn Chồng, chùa long Sơn, hồ cá Trí Nguyên, Vinpearl, nhà thờ đá.. Miền Bắc có Hồ Gươm, miền Trung chùa Thiên Mụ, miền Nam chợ Bến Thành….
- Ngày lễ hội của địa phương, sự kiện văn hóa của quê hương, đất nước : Lễ hội tháp Bà, lễ hội yến sào, lễ hội cầu ngư….
- Tên và một số đặc điểm nổi bật của một số địa danh liên quan đến Bác tại thủ đô Hà Nội và tại quê hương
2. Toán
- Đếm theo khả năng, đếm trên đối tượng trong phạm vi 10.
- Sắp xếp theo quy tắc 1-2-1
III. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Hiểu các từ khái quát: (Quê hương, tổ quốc…)
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, … phù hợp với độ tuổi.
- Phân biệt phần mở đầu và kết thúc của sách.
- Giữ gìn bảo vệ sách.
IV. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
- Nghe và nhận ra các loại nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca)
- Nghe hát các loại nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, nhạc dân ca) nhún nhảy, lắc lư, vỗ tay theo bài hát, bản nhạc.
- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái ,tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ.
- Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm đẹp, phù hợp.
- Sử dụng các kỹ năng vẽ, nặn, xé, cắt, dán, gấp hình để tạo ra sản phẩm.
IV. Phát triỂn tình cẢm xã hỘi
- Kính yêu bác Hồ.
- Quan tâm đến cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước.
|
I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
1. Dinh dưỡng sức khỏe
- Trò chuyện về các món ăn và các chất dinh dưỡng có trong thức ăn qua các bữa ăn hàng ngày.
- Cắm hoa, "Pha nước muối", “ làm chè trái cây”.
- Chơi phân nhóm thực phẩm.
- Đánh răng, rửa tay, lau mặt bằng khăn.
- Thay quần áo, gấp áo quần gọn gàng vào giỏ.
- Chuẩn bị chỗ ngủ.
- Lau kệ đồ chơi, xếp đồ chơi, xếp nệm…
2. Phát triển vận động
- Tập vận động các nhóm cơ và hệ hô hấp.
- Tập thể dục theo bài “Quê hương tươi đẹp”, “Múa với bạn Tây Nguyên”…
* VĐCB: Thực hiện các vận động cơ bản.
- Chạy 15 m trong khoảng 10 giây.
- Chuyền bóng qua đầu, qua tay
- Làm tranh chủ điểm
- Đóng mở cúc áo
- Lật vở lật sách, xé dán, gấp giấy…
- Tô, vẽ hình
- Chơi tô màu, đong đo nước vào chai
II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
1. Khám phá xã hội
- Trò chuyện về Thành phố Nha Trang.
- Trò chuyện về tên gọi, đặc điểm nổi bật của một số di tích lịch sử.
- Trò chuyện về một số cảnh đẹp quê hương
- Trò chuyện về các lễ hội của quê hương.
- Bé chuẩn bị đồ dùng để đi du lịch.
- Xem phim về một số cảnh đẹp của Việt Nam
- Xem phim, tranh ảnh về một số lễ hội của Khánh Hòa.
- Trò chuyện tìm hiểu về Bác hồ của em.
- Trò chuyện về tên và 1 số đặc điểm nổi bật của 1 số địa danh liên quan đến Bác.
2. Toán
- Đếm theo khả năng, đếm trên đối tượng trong phạm vi 10.
- Chơi “Nhìn nhanh- nói đúng”
- Chơi “Về đúng nhà”
- Sắp xếp theo quy tắc 1-2-1
III. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Nghe các từ khái quát (Quê hương, tổ quốc…)
- Kể chyện, nghe hát về quê hương, đất nước, Bác Hồ.
- Chơi “ Làm theo yêu cầu”.
“Bạn nào nhnanh trí”
- Đọc thơ Bác Hồ của em, Ảnh Bác
- Đọc ca dao, đồng dao, tục ngữ về quê hương, đất nước, Bác Hồ.
- Kể lại tryện:
+ Sự tích Hòn Chồng.
+ Sự tích Hồ Gươm
+ Truyền thuyết muối biển
- Làm vở tập tô chữ.
- Đọc sách góc thư viện.
IV. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
- Nghe hát bàiQuê hương tươi đẹp, Lời Bác dặn trước lúc đi xa, Quê hương tươi đẹp, Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác, Nha Trang quê hương em…
- Nghe nhạc không lời.
- Nghe và đoán âm thanh khác nhau
+ TCAN: Ô của bí mật
- Hát Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ, Bé yêu biển lắm, Múa với bạn Tây Nguyên
- Vẽ biển Nha Trang.
- Vẽ cảnh đẹp quê hương
- Trang trí khung ảnh Bác Hồ
- Xé dán tháp Bà
- Xâu chuỗi ốc, sơn vỏ ốc, trộn màu cát…
- Làm tranh chủ điểm, Vẽ, tô màu dây cờ, làm hoa trang trí ảnh Bác…
IV. Phát triỂn tình cẢm xã hỘi
+ Trò chuyện về tên, ngày sinh của Bác Hồ
+ Hát, đọc thơ, trò chuyện về Bác
+ Trò chuyện về 1 số lễ hội, danh lam thắng cảnh - Trò chuyện về Bác
- Kể chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng, Sự tích Hồ Gươm, Sự tích Hòn Chồng
|
|
|
|
|
CHUẨN BỊ HỌC LIỆU
* Cô
- Một số bài thơ, bài hát về Quê hương - Đất nước - Bác Hồ
- Tranh ảnh bài thơ, bài hát về Quê hương, thủ đô Hà Nội, Lăng Bác
- Đồ dùng đồ chơi tự tạo ở các góc
- Các nguyên vật liệu, phế liệu: Giấy các loại, xốp, lá khô, hột hạt…
- Dây cờ với các cờ màu hình chữ nhật, tam giác…
- Băng hình về Bác, Thủ Đô, Đất nước, con người…
- Sưu tầm các bài ca dao nói về cảnh đẹp thủ đô, Đất nước, Bác Hồ
* Trẻ
- Tìm hiểu trước về quê hương mình, các danh am thắng cảnh nổi tiếng.
- Sưu tầm một số nguyên vật liệu mở: Chai, lọ, giấy báo... để tạo thành sản phẩm theo chủ đề.
* Phụ huynh
- Nhắc phụ huynh ủng hộ truyện tranh, báo, tranh ảnh, lịch cũ về quê hương- đất nước- Bác Hồ
- Nhờ phụ huynh thu giúp một số băng hình về chủ điểm.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN I: “NHA TRANG QUÊ EM”
(từ ngày 22/4/2019 đến ngày 26/4/2019)
Thứ
Thời điểm
|
Thứ 2
|
Thứ 3
|
Thứ 4
|
Thứ 5
|
Thứ 6
|
Đón trẻ, chơi
TDS
|
Trò chuyện về quê hương Nha Trang, các địa danh Khánh Hòa
* Thể dục sáng
1. Khởi động: Cho trẻ đi chạy thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân
2. Trọng động: Tập với bông thể dục theo nhạc. Mỗi động tác thực hiện 4lx4n.
- ĐT Hô hấp: Ngửi hoa
- ĐT Tay: Đưa 2 tay lên cao, sang hai bên
- ĐT Bụng: Cúi về phía trước.
- ĐT Chân : Ngồi xổm đứng lên.
- Bật: Bật tại chỗ.
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi dạo hít thở nhẹ nhàng
|
Hoạt động học
|
Trò chuyện về Thành phố Nha Trang
|
Hát: Em yêu biển lắm
|
Xé dán Tháp bà
|
Bé làm gì khi khách du lịch đến thăm
|
Truyện “Sự tích Hòn Chồng”
|
Chơi ngoài trời
|
* Nhặt lá vàng trong sân trường.
* TCVĐ
+ Nhảy tiếp sức
+ Rồng rắn
* Chơi TD
|
* QS thời tiết.
* TCVĐ
+ Ném còn
+ Lộn cầu vồng
* Chơi TD
|
* TN những chất tan trong nước.
* TCVĐ
+ Đong gạo
+ Nhảy cao bố
* Chơi TD
|
* QS công việc của chú bảo vệ.
* TCVĐ
+ Tay xoè tay úp.
+ Kéo co
* Chơi TD
|
* QS bầu trời.
* TCVĐ
+ Chuyền lá
+ Nhảy tiếp sức
* Chơi TD
|
Chơi, hoạt động ở các góc
|
* Góc phân vai: Chơi bán hàng lưu niệm, bán hàng hải sản, hàng mỹ nghệ.
* Góc XD : Xây công viên, xây di tích.
* Góc học tập: Xếp soá bằng hột hạt, Chơi xếp đoàn thuyền, xếp các chú sò ốc theo quy luật …
* Góc âm nhạc: Hát và vận động các bài hát về chủ điểm quê hương đất nước Bác Hồ
* Góc tạo hình : Vẽ, xé dán cảnh biển, xâu chuỗi ốc, sơn sò ốc, trộn màu cát, làm tranh chủ điểm…
* Góc thiên nhiên: Quan sát cây, chăm sóc cây.
|
Chơi, hoạt
động theo ý thích
|
Chơi “Tìm người
láng giềng”
|
Đọc bài ca dao về
quê hương.
|
Xem video về quê hương
đất nước.
|
Chơi các trò chơi về định hướng trong không gian
|
Cắt tranh làm bộ sưu tập cảnh biển Nha trang.
|
Trả trẻ
|
- Trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng.
- Trẻ chào bố mẹ, chào cô ra về.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thứ hai, ngày 22 tháng 4 năm 2019
Trò chuyện về Thành phố Nha Trang
Lĩnh vực phát triển nhận thức
I. MỤc đích
- Trẻ nói được tên, đặc điểm của thành phố Nha Trang. Biết 1 số danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng ở thành phố Nha Trang như: Thắng cảnh Hòn Chồng, biển Nha Trang, Tháp Bà Ponaga, …; Biết các ngày lễ hội, các đặc sản của Nha Trang.
- Trẻ nói lên những hiểu biết và suy nghĩ của mình về quê hương một cách rõ ràng, mạch lạc.
- Trẻ có thái độ đúng đắn với quê hương mình đang sống, có ý thức bảo vệ, giữ gìn nét đẹp quê hương.
II. ChuẨn bỊ
- Phòng tranh treo sẵn nói về Nha Trang, Bảng treo tranh.
- Một vài bức tranh đẹp: Biển Nha Trang, Tháp Bà, đảo cá Trí Nguyên, Hòn Ngọc Việt và các băng từ chữ to tương ứng với các tranh để trẻ chơi
- Các chú sò làm phần thưởng cho trẻ.
III. TỔ chỨc hoẠt đỘng
* Hoạt động 1: Nha Trang trong mắt em
- Xem triển lãm tranh: Cô dẫn trẻ vào phòng tranh, trẻ xem và trò chuyện về các bức tranh
- Đàm thoại cùng trẻ
- Hỏi trẻ vừa được xem tranh gì?
- Những tranh đó nói gì? Vì sao con biết?
- Vài trẻ tự nói về Nha Trang mà trẻ biết: Nha Trang là quê hương của con. Là thành phố đẹp có nhiều du khách đến thăm.Nha Trang có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng.Biển Nha Trang rất đẹp . Trường con ở Phố Nguyễn Thiện Thuật Thành Phố Nha Trang…
- Quê hương của các con là ở đâu ?
- Cô khái quát về Thành Phố biển Nha Trang.
- Trẻ kể về những thắng cảnh ở Nha Trang mà trẻ biết (Tháp Bà Ponaga, Hòn Chồng, đảo cá Trí Nguyên, biển Nha Trang, Hòn Ngọc Việt…)
- Trẻ nói đặc sản Nha Trang mà trẻ biết (tôm, cua, cá, mực). Còn đặc sản Khánh Hòa là trầm hương và yến sào.
- Giáo dục: Cho trẻ phát biểu cảm nghĩ về quê hương và sẽ làm gì cho quê hương mình.
* Hoạt động 2: Trò chơi ghép tranh
- Cách chơi: chia lớp thành ba đội, mỗi đội có một bức tranh đã cắt rời thành nhiều mảnh, trong khoảng thời gian nhất định, 3 đội sẽ ghép các mảnh ghép để tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh và mô tả về bức tranh đó.
- Luật chơi: Đội nào gắn đúng và nhanh nhất thì chiến thắng.
* Kết thúc: cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2019
HĐTT: Dạy hát “BÉ YÊU BIỂN LẮM” (Trúc Quỳnh)
NDKH: TCAN “Chiếc hộp âm nhạc”
Nghe hát: Nha Trang Mùa Thu Lại Về
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
I. MỤc đích
- Trẻ thuộc lời và giai điệu bài hát “ em yêu biển”, nói được nội dung bài hát.
- Biết lắng nghe cô hát và biểu diễn theo, hát rõ lời, đúng nhịp, đúng giai điệu của bài hát.
- Trẻ có ý thức tham gia hoạt động dạy hát” “ Bé yêu biển lắm”.
II. ChuẨn bỊ
- Bảng cài, các thẻ chữ số, chữ cái.
- Các dụng cụ âm nhạc.
III. TiẾn hành
* Hoạt động1: Trò chơi âm nhạc “Chiếc hộp âm nhạc”
- Hôm nay chúng ta được mời đến trường quay để tham dự quà tặng âm nhạc. Nào chúng ta cùng đi.
- Xuất hiện một bảng cài lớn có 5 chữ số từ 1- 5 .
- Trẻ chia làm 2 đội tìm ra 2 đội trưởng.
- Trước khi bắt đầu trò chơi cho trẻ rút thăm (đội nào được thăm dài hơn được quyền thi trước.
- Trong bảng cài có số từ 1 - 5 sắp xếp không theo trật tự số và đằng sau mỗi chữ số đó là một một hình ảnh, có một chữ số đằng sau không có hình ảnh và nền đỏ. Khi đội nào chọn số nào phải hát một bài hát đã học. Nếu đội nào chọn số trúng nền đỏ không có chữ cái phía sau thì phải nhường quyền chọn số cho đội bạn. Mỗi lần chọn số và hát trọn vẹn một bài hát mỗi đội được tặng 2 điểm. Sau khi thi xong đội nào có tổng số điểm nhiều hơn đội đó sẽ thắng cuộc.
* Hoạt động 2: Dạy hát “Em yêu biển” - Trúc Quỳnh
- Mời một trẻ lên sắp xếp lại các số theo trật tự số
- Mời một trẻ khác lật mặt sau của tất cả các thẻ số
- Cô đọc lại cho trẻ nghe “Em yêu biển”
- Cô giới thiệu đây là tên bài hát hát về quê hương mình Nha Trang – Khánh Hòa
- Bạn nào đã biết hát bài này hát cho cô và các bạn cùng nghe.
- Cô hát cho cả lớp nghe 1 - 2 lần
- Dạy trẻ hát thuộc bài hát bằng nhiều hình thức, dạy hát từng câu, từng đoạn, hát cả bài.Trẻ hát cô khuyến khích trẻ hát đúng và có sửa sai cho trẻ
- 2 đội thi xem đội nào trình diễn hay hơn. Trẻ hát tốt cho trẻ vừa hát vừa thể hiện động tác minh hoạ.
* Hoạt động 3: Nghe hát: Nha Trang Mùa Thu Lại Về
- Cô đàn giai điệu cho trẻ nghe.
- Cô hát cho trẻ nghe 1 -2 lần. Trẻ tự do bộc lộ xúc cảm của mình khi nghe cô hát.
- Lần 3: Mở nhạc cô biểu diễn khuyến khích trẻ vận động cùng cô.
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2019
XÉ DÁN THÁP BÀ
Lĩnh vực phát triển thẫm mĩ
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ xé dán được Tháp Bà.
- Trẻ sử dụng các kỹ năng đã học: cắt, xé dán …Trẻ sáng tạo, sử dụng thao tác vận động tinh khéo léo của đôi bàn tay
- Trẻ biết yêu quý biển Nha Trang và có ý thức bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp.
II. CHUẨN BỊ
- Các bức tranh gợi mở xé dán về Tháp Bà.
- giấy màu, bút màu, giấy a4
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động: Xé dán Tháp Bà
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về Tháp Bà. Trẻ xem các hình ảnh về Tháp Bà.
- Quan sát tranh mẫu
- Trẻ xem tranh mẫu và đàm thoại (bố cục, màu sắc, hình ảnh, sử dụng kỹ năng gì trong tranh…)
- Hỏi trẻ kỹ năng xé, kỹ năng dán.
- Cô nhắc lại kỹ năng. Gợi ý trẻ có thể sử dụng bút màu vẽ thêm các chi tiết, phong cảnh để bức tranh thêm đẹp.
* Trẻ thực hiện
- Trẻ về bàn ngồi thực hiện (5 nhóm)
- Cô theo dõi và gợi ý 1 số trẻ yếu, còn lúng túng. Nhắc trẻ chú ý bố cục tranh, màu sắc. Trẻ làm xong cho trẻ treo tranh lên giá
* Nhận xét sản phẩm:
- Trẻ treo sản phẩm lên giá.
- Trẻ chọn sản phẩm nào mà trẻ thích, thấy đẹp? Giải thích vì sao?
- Những trẻ có sản phẩm đẹp tự giới thiệu về bức tranh của mình.
- Cô nhận xét chung, tuyên dương trẻ.
* Kết thúc: Hát “ Nha Trang quê em”
* Đánh giá trẻ hằng ngày:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2019
BÉ LÀM GÌ KHI KHÁCH DU LỊCH ĐẾN THĂM
Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ biết giới thiệu về quê hương mình khi khách du lịch tới thăm, biết một số địa danh và khu duc lịch nổi tiếng của Thành phố Nha Trang.
- Trẻ giao tiếp lịch sự với mọi người, chủ động trò chuyện và làm quen
- Trẻ lễ phép, mến khách khi khách tới thăm quê hương mình.
II. CHUẨN BỊ
- Băng hát “Nha Trang quê hương em”
- Một số đồ dùng dành cho khách du lịch (ba lô, nước uống, mũ..)
- Tranh ảnh, đồ lưu niệm dành cho khách du lịch .Một tranh to về bờ biển Nha Trang để treo giới thiệu…
- Một trẻ là hướng dẫn viên du lịch, một số trẻ đóng làm khách du lịch
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1: Tiểu phẩm hướng dẫn viên du lịch
- Mở nhạc cho trẻ múa hát bài: “Nha Trang quê hương em”
- Trò chuyện với trẻ về Nha Trang.
- Quê hương Nha Trang được thể hiện qua tiểu phẩm: “ Bạn sẽ làm gì khi khách du lịch đến thăm Nha Trang”
- Trẻ đóng khách du lịch chuẩn bị đồ dùng trước khi diễn tiểu phẩm
- Chia lớp thành ba đội, từng thành viên của mỗi đội trong vai khách du lịch, đội còn lại cử bạn làm hướng dẫn viên du lịch, khi khách du lịch tới thăm thì hướng dẫn viên có thể giới thiệu về thành phố Nha Trang.
- Khách đến thăm vừa mua hàng vừa trò chuyện . Một hướng dẫn viên đi tới tự giới thiệu về mình và nói: Xin chào quý khách , tôi là hướng dẫn viên du lịch của Nha Trang, rất hân hạnh được phục vụ quý khách đến thăm quê tôi. Đây là bờ biển Nha Trang thơ mộng và hiền hòa. Đến đây các bạn vừa có thể tắm biển vừa được ngắm cảnh trên phố. Các đường phố Nha Trang thì rất đẹp và đường phố Trần Phú cạnh bờ biển này là dài và đẹp nhất các bạn a. Đến với Nha Trang còn nhiều nơi rất đẹp khác xin mời quý khách. Khách đi tiếp và chào, hướng dẫn viên chúc quý khách thượng lộ bình an”.
- Cô và cả lớp cùng nhận xét về thái đội, cách giao tiếp và giới thiệu của các hướng dẫn viên, nhận xét về khách du lịch. (Cho các đội nhận xét nhau)
* Hoạt động 2: Hành khách tài năng
Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội sẽ thể hiện tình yêu quê hương của mình bằng cách tham gia vào một số hoạt động: thơ, ca, hò, vè…
- Mỗi đội sẽ thể hiện tài năng trong khoảng thời gian 3 phút (giới thiệu và thể hiện)
- Cô và trẻ cùng nhận xét về cách thể hiện của 3 đội.
* Đánh giá trẻ hằng ngày
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2019
CHUYỆN “SỰ TÍCH HÒN CHỒNG”
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ nói được lý do vì sao có tên Hòn Chồng, nói được tên các nhân vật trong truyện.
- Trẻ trả lời mạch lạc, rõ ràng, mô tả được giọng điệu của nhân vật
- Trẻ có tình yêu thương với con người, cảnh vật thiên nhiên Nha Trang.
II. CHUẨN BỊ
- Sỏi đá các loại. Bảng, phấn, xắc xô.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1: Kể chuyện sự tích Hòn Chồng
- Chia trẻ làm 2 đội ,mỗi đội phát một rổ sỏi, đá (to, nhỏ đủ loại). Thi đua xem đội nào xây dựng được ốc đảo to, đẹp hơn.
- Cô dành cho 2 đội một khoảng thời gian 5 phút.
- Hết thời gian cho 2 đội t nhận xét về sản phẩm của mình và của bạn.
- Cô hỏi ở Nha Trang các bạn biết tên những đảo nào hãy kể ra cho cô và các bạn cùng biết. Hỏi trẻ sản phẩm của mình giống đảo nào? Cô cho trẻ đặt thêm một viên sỏi to chồng lên 1 hòn đảo các trẻ vừa tạo hỏi trẻ giống thắng cảnh nào ở Nha Trang.
- Hỏi trẻ vì sao lại có tên là hòn chồng.
- Để tìm ra câu trả lời mời các bạn nghe câu chuyện về sự tích Hòn Chồng
- Trẻ ngồi xung quanh 2 ốc đảo vừa tạo và kể cho trẻ nghe “Sự tích hòn chồng”
- Khi kể xong cô đưa ra một số câu hỏi vừa giúp trẻ hiểu chuyện, vừa giúp trẻ diễn đạt, vừa giúp trẻ khắc sâu kiến thức vừa lĩnh hội được.
- Câu chuyện kể về ai?
- Vì sao thuyền của đôi vợ chồng trẻ lại bị trôi ra ngoài khoi?
- Họ đã làm gì khi trời mưa bão?
- Cuối cùng đôi vợ chồng ấy thế nào?
- Vì sao lại có tên Hòn Chồng
- Qua câu chuyện các con có cảm nghĩ gì?.
- Con có tình cảm thế nào với con người, cảnh vật thiên nhiên Nha Trang?
* Hoạt động 2: Nhìn hình đoán địa danh
- Chia lớp thành hai đội, cô trình chiếu hình ảnh của một số địa danh, khu du lịch của Thành phố Nha Trang, yêu cầu hai đội cùng quan sát và đoán xem đó là địa danh hoặc khu du lịch nào.
- 2 đội cùng suy nghĩ trong một thời gian 1 phút.
- Sau khi hết giờ 2 đội đọc ra các phương án mà mình cho là đúng, cô ghi lên 2 bảng của 2 đội tất cả các phương án trả lời của trẻ.
- Kết thúc 2 đội kiểm tra lại hình ảnh và cô đưa ra đáp án. Đội nào đoán đúng nhiều hơn thì được tuyên dương
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 2: QUÊ HƯƠNG KHÁNH HOÀ
(Thực hiện từ ngày 29/4/2019 đến ngày 3/5 /2019)
Thứ
Thời điểm
|
Thứ 2
|
Thứ 3
|
Thứ 4
|
Thứ 5
|
Thứ 6
|
Đón trẻ, chơi
Thể dục sáng
|
-
- Trò chuyện với trẻ về những danh lam thắng cảnh , các loại đặc sản ở Nha Trang. Làm thế nào để bảo vệ môi trường xanh, xạch đẹp.
* Thể dục sáng
1. Khởi động: Cho trẻ đi chạy thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân
2. Trọng động: Tập với bông thể dục theo nhạc. - Hô hấp: Thổi bóng
- Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, lên cao
- Bụng: Cúi gập người về trước
- Chân: Đứng lần lượt từng chân co cao đầu gối.
- Bật: Bật tách và khép chân
3.Hồi tĩnh: Cho trẻ đi dạo hít thở nhẹ nhàng
|
Hoạt động học
|
Sắp xếp theo qui tắc 1-2-1
|
Nghỉ bù lễ 30/4
|
Nghỉ lễ 1/5
|
Muối có từ đâu?
|
Bé chuẩn bị đồ dùng để đi du lịch
|
Chơi ngoài
trời
|
* Vẽ tự do trên sân.
* TCVĐ
+ Đong gạo
+ Nhảy cao bố
* Chơi tự do
|
|
|
*QS cây xanh trong trường.
* TCVĐ
+ Nhảy tiếp sức
+ Rồng rắn
* Chơi tự do
|
*QS bầu trời.
* TCVĐ
+ Ném còn
+ Kéo co
* Chơi tự do
|
Chơi, hoạt động ở các góc
|
* Góc phân vai: Chơi quầy lưu niện, bán hàng hải sản, hàng mỹ nghệ, bàn hàng rong.
* Góc XD : Xây khách sạn, nhà hàng
* Góc học tập : * Thư viện: - Xem tranh ảnh, sách truyện về Nha Trang làm album về các di tích, bải biển Nha Trang. Kể chuyện sáng tạo theo tranh, rối
Góc tạo hình : Vẽ, xé dán cảnh biển, xâu chuỗi hạt, sơn sò, ốc, trộn màu cát, làm tranh chủ điểm…
* Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước, chăm sóc cây xanh
|
Ăn, ngủ
|
- Trẻ rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và mỗi khi tay bẩn
- Trẻ tự chuẩn bị nệm, gối để ngủ
|
Chơi, hoạt
động theo ý thích
|
Chơi các trò chơi vận động
|
Đọc các bài đồng dao về Khánh Hòa
|
BTLNT:
Pha sữa bột
|
Làm bài tập trong vở toán
|
Văn nghệ. Nêu gương bé ngoan.
|
Trả trẻ
|
- Trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng.
- Trẻ chào bố mẹ, chào cô ra về.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thứ hai, ngày 29 tháng 4 năm 2019
Sắp xếp theo quy tắc 1-2- 1
Lĩnh vực phát triển nhận thức
I. Mục đích
- Trẻ nhận biết qui tắc sắp xếp xen kẽ đơn giản 1 - 2 - 1.Trẻ xếp được 3 loại đối tượng theo trình tự nhất định
- Trẻ diễn đạt được cách sắp xếp của mình, có kĩ năng xếp xen kẽ 2 đối tượng
- Trẻ tích cực tham gia trò chơi. hứng thú tham gia vào hoạt động, đoàn kết với các bạn trong nhóm chơi
II. ChuẨn bỊ
a. Đồ dùng của cô
- Bảng, que chỉ, một số loại đồ dùng đồ chơi gắn xung quanh lớp được sắp xếp xen kẽ theo qui luật nhất định
- Hoa, lá, quả, 2 cái bảng, 1 cái bàn
b. Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ 1 rổ có: 4 lá, 4 hoa, 4 quả
- Vòng, rổ đựng lá, hoa, quả
- Các loại quả cho trẻ chơi trò chơi
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Ôn quy tắc xếp xen kẽ 1-1, 1-2
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi của trò chơi
“Làm theo yêu cầu của cô”
+ Cách chơi: Cho trẻ đi xung quanh lớp hát bài hát theo chủ điểm "Thực vật". Khi nghe cô yêu cầu 2 đội xếp xen kẽ 1 bạn nam - 1 bạn nữ, xếp xen kẽ đứng, 2 bạn ngồi thì các bạn trong mỗi tổ sẽ xếp theo yêu cầu của cô.
+ Luật chơi: đội nào xếp nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.
- Trẻ chơi. Sau mỗi lần chơi, cô cùng trẻ kiểm tra kết quả mỗi đội.
* Hoạt động 2: Dạy trẻ sắp xếp 3 đối tượng theo quy tắc 1 -2 – 1
- Trẻ đi lấy rổ về chỗ ngồi
- Hỏi trẻ: Trong rổ của các con có gì?
- Trẻ xếp xen kẽ theo ý của trẻ
- rẻ nói về cách sắp xếp của trẻ
- Cô nhận xét và hướng trẻ nhìn lên bảng
+ Trẻ quan sát mẫu sắp xếp trên bảng
- Hỏi trẻ
+ Các con có nhận xét gì về cách sắp xếp này?
+ Lá, hoa, quả được sắp xếp theo thứ tự nào?
+ Số lượng của mỗi loại là mấy?
- Cô khái quát: Mẫu của cô được xếp xen kẽ : lá – hoa – quả
Số lượng của mỗi loại là: Lá ( 1) hoa ( 2) quả ( 1)
Cứ 1 lá đến 2 hoa đến 1 quả và được lặp lại 1 lá đến 2 hoa đến 1 quả
- Cô kết luận cách sắp xếp trên được gọi là cách sắp xếp xen kẽ theo qui tắc 1 – 2 – 1
- Trẻ xếp theo qui tắc 1 – 2 - 1
- Cô đi kiểm tra kết quả xếp của trẻ và cho trẻ nhắc lại qui tắc
- Trẻ đi tìm xung quanh lớp các nhóm đồ dùng đồ chơi được sắp xếp xen kẽ theo qui tắc 1 – 2- 1
- Cô quan sát trẻ chơi và nhận xét
* Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập
a. Trò chơi 1: "Ai tinh mắt nhất"
- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi và luật chơi
Tổ chức cho trẻ ngồi theo nhóm, phát cho mỗi nhóm một bức tranh, trong bức tranh có các nhóm đối tượng được sắp xếp xen kẽ theo qui luật. Nhiệm vụ của các đội là quan sát thật kỹ rồi dùng bút khoanh tròn các nhóm đối tượng được sắp xếp xen kẽ theo qui tắc vừa học. Hết thời gian qui định cho trẻ ngừng, cô cùng trẻ kiểm tra kết quả
- Luật chơi: Đội nào khoanh đúng và khoanh được nhiều đội đó sẽ chiến thắng
- Cô tổ chức trẻ chơi.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
b. Trò chơi 2: "Ai nhanh hơn"
- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi và luật chơi:
+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội thi xếp quả theo quy tắc cô yêu cầu. Khi có hiệu lệnh của cô bạn đầu tiên bật liên tiếp vào 3 vòng rồi lên chọn 1 quả và xếp lên bảng . Sau đó về cuối hàng đứng, bạn tiếp theo thực hiện như vậy cho đến hết thời gian cô yêu cầu.
+ Luật chơi: Mỗi lần trẻ chỉ được chọn 1 qủa. Hết thời gian, đội nào xếp đúng theo quy tắc cô yêu cầu và được nhiều quả nhất thì đội đó thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi .
Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
* Đánh giá trẻ hằng ngày
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ năm, ngày 02 tháng 5 năm 2019
TÌM HIỂU VỀ MUỐI ĂN
Lĩnh vực phát triển nhận thức
I. MỤc đích
- Trẻ nói đặc điểm của muối, biết được nguồn gốc của muối (muối từ đâu mà có)
- Trẻ kể được ích lợi của muối đối với cuộc sống con người.
- Trẻ biết tiết kiệm muối và tôn trọng người làm ra hạt muối
II. ChuẨn bỊ
- 1 lọ muối, đĩa, muỗng cho trẻ.
- Sách truyện Truyền thuyết về muối biển.
III. Tiến hành
* Hoạt động 1: Trẻ cùng cô tìm hiểu về muối
- Trẻ lần lượt nếm thử muối cô đã chuẩn bị sẵn. Sau đó trẻ tự nhận xét.
- Hỏi trẻ: Muối có đặc điểm gì?
Có biết vì sao muối mặn không?
Muối có từ đâu?
- Cô giới thiệu chuyện: “ Truyền thuyết về muối biển” và kể cho trẻ nghe 1 lần.
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- Vì sao biển lại mặn?
- Ngày nay người ta đã làm gì để tạo nên những hạt muối trắng cho con người?
- Chúng ta phải làm gì để biết ơn người đã làm ra những hạt muối này?
- Kể lần 2: Cho trẻ xem slide về nội dung câu chuyện.
- Hỏi trẻ các con đã đi tắm biển chưa?
- Khi uống phải nước biển thì các con thấy như thế nào?
- Vì sao nước biển lại mặn?
- Khái quát cho trẻ nghe.
* Hoạt động 2: Thử tài của bé
+ Cách chơi: chia trẻ làm 3 đội mỗi đội sẽ có một chén muối và một chai đựng nước sôi để nguội. Nhiệm vụ của các bạn trong nhóm làm sao pha nước muối súc miệng không được mặn quá hay lạt quá. Sau hết bài hát thì tất cả 3 đội dừng tay cô sẽ đi thử nước muối của từng đội . Nếu đội nào pha đúng như yêu cầu của cô thì đội đó dành chiến thắng.
+ Luật chơi: Đội nào pha nước muối không đúng yêu cầu của cô và vi phạm thời gian thì đội đó sẽ thua cuộc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Kêt thúc cô nhận xét buổi hoạt động tuyên dương trẻ.
* Đánh giá trẻ hằng ngày
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu, ngày 03 tháng 5 năm 2019
BÉ TẬP CHUẨN BỊ ĐỒ ĐỂ ĐI DU LỊCH
Lĩnh vực phát triển xã hội
I. MỤc đích
- Trẻ biết lựa chọn đồ phù hợp để đi du lịch, kể tên những đồ dùng cần thiết để đi du lịch.
- Biết cách sắp xếp đồ gọn gàng ngăn nắp để phục vụ cho chính bản thân mình
- Trẻ biết và làm được một số công việc đơn giản.
II. ChuẨn bỊ
- Một số túi đi du lịch.
- Quần áo, đồ dùng các loại cho trẻ xếp chuẩn bị đi du lịch.
- Một số hình ảnh powerpoin .
III. TiẾn hành
* Hoạt động 1: Xem phim “Bé đang làm gì”
- Cô mở slide cho trẻ xem một số hình ảnh bé xếp đồ vào túi du lịch, sau đó đi chơi cùng gia đình.
- Cô đàm thoại với trẻ về hình ảnh trẻ vừa xem:
+ Bé trong đoạn phim đang làm gì?
+ Bé chuẩn bị đi đâu?
+ Những đồ dùng nào cần thiết cho buổi buổi đi chơi?
+ Để quần áo được gọn gàng và không nhăn thì bé làm gì?
+ Thế các con có làm được như bạn trong đoạn phim vừa xem không?
- Vậy con xếp quần như thế nào ? áo thì xếp ra sao?
(Cho một vài trẻ trả lời).
* Hoạt động 2: Tổ chức cho trẻ đi chơi du lịch
- Tạo tình huống hôm nay trường Mầm Non 8/3 tổ chức cho các bạn lớp lớn đi du lịch ở I resort. Vậy yêu cầu tất cả các bạn hãy chuẩn bị đồ dùng cho mình để đi du lịch. Cho các con chuẩn bị đồ dùng trong 15 phút nếu bạn nào làm chậm thì xe sẽ chạy và sẽ không được đi du lịch chuyến du lịch chuyến này. Cô cho trẻ bắt tay vào công việc của mình.
- Sau khi trẻ xếp đồ xong cô kiểm tra trẻ ai xếp đẹp đúng yêu cầu của cô thì được sẽ tuyên dương. Còn bạn nào xếp chưa đẹp gọn gàng thì cô khuyến khích trẻ và nhắc nhở trẻ phải chú ý và cẩn thận hơn khi xếp đồ.
* Kết thúc: Cô nhận xét buổi hoạt động trẻ chuẩn bị ra về.
* Đánh giá trẻ hằng ngày
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 3: ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
(Từ ngày 6/5/2019 đến ngày 10/5/2019)
Thứ
Thời điểm
|
Thứ 2
|
Thứ 3
|
Thứ 4
|
Thứ 5
|
Thứ 6
|
Đón trẻ,
chơi, thể
dục sáng
|
- Trò chuyện với trẻ về trang phục truyền thống của dân tộc.
- Trò chuyện với phụ huynh về tình hình ăn ngủ, học tập của trẻ.
* Thể dục sáng
1. Khởi động: Cho trẻ đi chạy vòng tròn kết hợp các kiểu chân
2. Trọng động: Tập với bông thể dục theo nhạc.
- ĐT Hô hấp: Ngửi hoa
- ĐT Tay: Đánh xoay tròn hai vai
- ĐT Bụng: Ngồi quay người sang hai bên
- ĐT Chân : Bước 1 chân ra trước chân sau thẳng
- Bật: Bật tại chỗ
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi dạo hít thở nhẹ nhàng
|
Hoạt động
học
|
Một số cảnh đẹp Quê hương
|
Thủ đô Hà Nội
|
Kể chuyện: Về quê
|
Múa: “Múa với bạn Tây Nguyên”
|
Bé vẽ về quê hương
|
Chơi ngoài
trời
|
* Nhặt lá vàng trong sân trường.
* TCVĐ
+ Nhảy tiếp sức
+ Rồng rắn
* Chơi tự do
|
*Quan sát thời tiết.
* TCVĐ
+ Trời nắng trời mưa
+ Kéo co
* Chơi tự do
|
* TN với nam châm.
* TCVĐ
+ Đong nước
+ Lộn cầu vồng.
* Chơi tự do
|
*TN về các lớp chất lỏng.
* TCVĐ
+ Ném còn
+ Rồng rắn lên mây.
* Chơi tự do
|
*QS Cây xanh
* TCVĐ
+Bánh xe quay
+ Gieo hạt
* Chơi tự do
|
Chơi, hoạt
động ở các góc
|
* Góc phân vai: Chơi tập làm hướng dẫn viên du lịch, bán sản phẩm trang phục dân tộc.
* Góc học tập : * Toán-KH : Xếp hình , ghép hình, nối số tương ứng, làm bộ sưu tập, Xem tranh ảnh, sách truyện quê hương đất nước, làm album...
* Góc âm nhạc: Hát +VĐ các bài hát về quê hương Việt Nam
Góc tạo hình : Vẽ, xé dán, nặn theo ý thích, trang trí trang phục dân tộc, làm tranh lớn…
* Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước, chăm sóc cây
|
Ăn, ngủ
|
- Trẻ rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và mỗi khi tay bẩn
- Trẻ tự chuẩn bị nệm, gối để ngủ
|
Chơi, hoạt
động theo
ý thích
|
Tập làm hướng dẫn viên du lịch
|
Làm vở chữ cái
|
Đọc các bài thơ về quê hương
|
Bổ sung các bài tập còn thiếu
|
Xem phim về phố cổ Hà Nội
|
Trả trẻ
|
- Trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng.
- Trẻ chào bố mẹ, chào cô ra về.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thứ hai, ngày 06 tháng 5 năm 2019
MỘT SỐ CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG
Lĩnh vực phát triển nhận thức
I. MỤc đích
- Trẻ gọi đúng tên và biết về một số cảnh đẹp của quê hương Việt nam: Đà Lạt, Nha Trang, Huế, Vũng Tàu , Hà nội,….Biết được mỗi nơi đều có một vẽ đẹp khác nhau.
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng.
- Trẻ biết yêu thích cảnh đẹp của quê hương.
II. ChuẨn bỊ
- Một số tranh về cảnh đẹp quê hương.
- Tranh rời để ghép.
- Băng nhạc, máy cassete.
III. tiẾn hành
* Hoạt động 1: Bé đi du lịch
- Hỏi trẻ: Các con biết đất nước Việt Nam có những cảnh đẹp nào? (Cho trẻ tự kể).
- Hát "Đoàn tàu nhỏ xíu".
- Đoàn tàu sẽ di chuyển từ Nha Trang để đến Đà Lạt, Huế, Vũng Tàu.
- Mời trẻ làm hướng dẫn viên giới thiệu về thành phố biển Nha Trang.
- Mời trẻ kể về những điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Nha Trang.
- Cô giới thiệu hành trình đi đến Đà Lạt
- Mình đến Đà Lạt rồi, mời các con ngồi xuống.
- Các con nhìn xem cô có bức tranh gì đây?
- À, đúng rồi, thế cảnh Đà Lạt có gì vậy con?
- Đà Lạt có nhiều cây thông, có thác chảy thành suối....Ngoài ra còn có chợ Đà Lạt rất xôm tụ và đông đúc đó các con.
- Dẫn trẻ đến một địa điểm khác.
- Cô có bức tranh vẽ cảnh gì đây?
- Cô đố các con biết đây là cảnh đẹp ở đâu?
- Ở Huế các con thấy gì nào?
- À, các con biết không ở Huế có nhiều cảnh đẹp, có thành Huế, cố đô Huế là những di tích lịch sử của nước ta. Nếu có dịp các con hãy ra đó ngắm cảnh.
- Các con đã được bố mẹ cho ra Vũng Tàu chưa?
- Bức tranh này vẽ cảnh gì vậy?
- Vũng Tàu cũng có biển như Nha Trang vậy đó, nhưng ở Vũng Tàu còn có tượng chua GiêSu rất to, trong đó chứa rất nhiều người.
- Cô đã giới thiệu cho các con một số cảnh đẹp của quê hương mình. Bây giờ các con hãy kể lại cho cô nghe nha.gòa
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai thông minh hơn”
* Trò chơi kể tên
- Cách chơi: Các tổ mỗi bạn hãy kể cho cô một cảnh đẹp của quê hương. Tổ nào kể nhiều nhất tổ đó thắng. (cho trẻ làm quen trước với các cảnh đẹp của quê hương).
- Trẻ chơi
* Trò chơi xếp hình
- Cách chơi: mỗi đội được xem tranh mẫu trong khoảng thời gian 20 giây, sau khi quan sát xong, các đội cùng thảo luận và xếp các mảnh ghép lại,
- Luật chơi: Đội nào xếp nhanh và đúng nhất thì chiến thắng.
* Nhận xét tuyên dương trẻ.
* Đánh giá trẻ hằngn ngày
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 07 tháng 5 năm 2019
THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội
I. MỤc đích
- Biết Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam, thuộc miền Bắc. Trẻ gọi tên ba miền: miền bắc, trung, nam, phân biệt 3 vùng trên bản đồ. Chỉ ra một số địa danh của Hà Nội: Lăng Bác, Hồ Hoàn Kiếm,…
- Trẻ thể hiện được tài năng múa hát của mình.
- Trẻ yêu quý, tự hào về thủ đô Hà Nội.
II. ChuẨn bỊ
- Sơ đồ: bản đồ Việt Nam. Một số danh lam thắng cảnh của Thủ đô Hà Nội
- Một số hình ảnh về truyền thuyết Hồ Gươm.
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Hà Nội mến yêu của em
- Trẻ kể về những hiểu biết cả mình về Thủ đô Hà Nội
- Trẻ xem video về thủ đô Hà Nội, quan sát các danh lam thắng cảnh của Thủ Đô trên nền nhạc “nhớ về Hà Nội”
- Trẻ kể lại những hình ảnh mà trẻ đã được xem.
- Cô giợi ý cho trẻ trả lời: con vừa được xem gì?
- Thủ đô Hà Nội nằm ở đâu trên bản đồ Việt Nam?
- Thủ đô Hà Nội có những danh lam thắng cảnh nào?
- Cô khái quát lại: Thành phố Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam, nằm ở Miền bắc, nơi đây có lăng Bác Hồ, Chùa Một Cột, Hồ Hoàn Kiếm và nhiều di tích lịch sử khác. Các con cần yêu quý, tự hào về thủ đô Hà Nội.
- Trẻ xác định vị trí 3 miền trên bản đồ Việt Nam, cô chỉ cho trẻ thấy vị trí của thành phố Hà Nội trên bản đồ.
* Hoạt động 2: Trò chơi “Bé yêu Thủ Đô”
- Cách chơi: Chia trẻ thành 4 nhóm, lần lượt các nhóm sẽ thể hiện tài năng của mình bằng cách múa hát. Hò, vè, đọc thơ về thành phố hà nội, mỗi đội thể hiện xong và chuyển tải thông điệp đến khán giả, các bạn khán giả sẽ nhận xét về phần thể hiện của đội bạn.
- Luật chơi: Đội nào thể hiện đúng chủ đề về thủ đô hà nội, biểu diễn hay thì chiến thắng.
- Trẻ chơi 2-3 lần.
* Nhận xét, tuyên dương trẻ.
* Đánh giá trẻ hằng ngày
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 8 tháng 5 năm 2019
KỂ CHUYỆN “VỀ QUÊ”
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ cảm nhận và hiểu nội dung câu chuyện, trẻ nhớ tên truyện "Về quê", biết được nét đặc trưng của quê hương mình.
- Trẻ biết dùng ngôn ngữ để diễn đạt. Chú ý nghe và trả lời từng câu hỏi của cô.
- Trẻ biết yêu mến quê hương của mình thông qua câu chyện.
II. CHUẨN BỊ
- Đàn organ. Nhạc bài : "Mùa hè đến". Mô hình minh họa.
- Bột làm bánh.
III. TIẾN HÀNH
* Thu hút trẻ
- Trẻ cùng hát và vận động tự do bài " Mùa hè đến"
- Trò chuyện dẫn dắt trẻ vào câu chuyện
+ Các con vừa hát bài hát có tựa đề là gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Mùa hè các con được đi chơi ở đâu?
- Cô có một câu chuyện kể về Bạn Mi, Bạn Mi học giỏi, ngoan biết vâng lời ba mẹ, nên mùa hè này mẹ bạn Mi dẫn bạn Mi về quê để thăm ông bà của mình
- Các con nghe xem quê bạn Mi có gì nhé.
* Hoạt động 1: Kể chuyện “Về quê”
- Lần 1: Cô kể chuyện bằng lời
- Lần 2: Cô kể bằng mô hình.
- Đàm thoại:
- Câu chuyện có tên là gì? Chuyện kể về ai?
- Vì sao Bạn Mi được về quê để thăm Bà?
- Về quê Bạn Mi khám phá được điều gì?
- Những ai đã được Ba Mẹ dẫn về quê thăm ông bà rồi ?
- Quê của con có gì?
- Quê hương nghĩa là thế nào?
- Cô khia quát: Quê hương là nơi đã sinh ra Ba Mẹ của mình.
- Cô giáo dục trẻ yêu mến quê hương của mình, chăm ngoan học giỏi để sau này lớn lên giúp ít cho quê hương đất nước
* Hoạt động 2: Nặn bánh tặng ông bà
- Nếu các con được về quê thăm ông bà các con sẽ mang theo những gì để tặng cho ông bà của mình.
- Cô và trẻ cùng làm bánh để tặng cho ông bà.
- Cho trẻ thực hiện, nhận xét tuyên dương trẻ.
* Đánh giá trẻ ngày
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 9 tháng 5 năm 2019
Múa “MÚA VỚI BẠN TÂY NGUYÊN” – Phạm Tuyên
HĐKH: Nghe hát “Lý cây bông”
Trò chơi: “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng”
I. MỤc đích
- Trẻ nói được tên bài hát, mô tả được thứ tự các động tác múa của bài “Múa với bạn Tây Nguyên” thể hiện phong cách âm nhạc nhịp nhàng.
- Trẻ vận động theo nhạc, múa đúng tư thế và múa được các động tác Tây Nguyên
- Trẻ yêu âm nhạc, cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước, yêu con người các vùng miền.
II. ChuẨn bỊ
- Máy catsét, băng nhạc bài hát: “Lý cây bông”, vòng thể dục, mũ thỏ, 1 nhóm trẻ mặc đồ Tây Nguyên
III. TiẾn hành
* Hoạt động 1: Hát + Múa “Múa với bạn Tây Nguyên” – Phạm Tuyên
- Cô và trẻ cùng làm ô tô lái xe đến thăm các bạn Tây Nguyên. Một nhóm trẻ mặc đồ Tây Nguyên ra chào. Cô giới thiệu: Đây là các bạn ở Tây Nguyên tuy các bạn mặc đồ không giống chúng ta nhưng các bạn ấy cũng là anh em cùng với chúng ta và sống trong cùng 1 nước Việt Nam, mỗi dân tộc lại có bản sắc riêng. Vậy hôm nay chúng ta cùng xem các bạn thể hiện bản sắc riêng của vùng Tây Nguyên nhé. Nhóm trẻ cùng biểu diễn bài: “Múa với bạn tây nguyên” Nhạc sỹ Phạm Tuyên.
- Trẻ cùng hát 2 lần. Bây giờ chúng ta cùng múa với các bạn nhé.
- Trẻ vừa hát vừa múa 2 lần, cô sửa sai cho trẻ.
- Từng nhóm biểu diễn lại, rồi từng cặp.
- Cả lớp múa theo cặp, cô cổ vũ cho trẻ múa đúng nhịp theo bản sắc Tây Nguyên.
* Hoạt động 2: Nghe hát “Lý cây bông”
- Các bạn Tây Nguyên đã dạy cho chúng ta bài hát rất hay. Vậy cô sẽ hát tặng các bạn bài hát“Lý cây bông” Dân ca Nam Bộ.
- Cô hát 1 lần hỏi trẻ bài hát, làn điệu dân ca. Lần 2 cô cho trẻ nghe băng, cô biểu diễn theo băng ( trẻ biểu diễn cùng cô)
* Hoạt động 3: Trò chơi “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng”
- Bây giờ có 1 trò chơi muốn rủ các bạn Tây Nguyên cùng tham gia đó là trò chơi “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng”
- Trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi:
- Cách chơi: Cô xếp vòng xung quanh lớp làm chuồng thỏ, trẻ làm những chú thỏ đi quanh vòng, đi theo tiếng xắc xô to nhỏ, nhanh chậm. Khi nào cô lắc dồn tiếng xắc xô thì thỏ nhảy nhanh vào chuồng.
- Luật chơi: Mỗi chú thỏ 1 chuồng, làm chậm phải nhảy lò cò. Cho trẻ chơi vài lần rồi kết thúc vừa đi vừa hát đi về tạm biệt các bạn Tây Nguyên
* Đánh giá trẻ hằng ngày
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2019
VẼ QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
I. MỤc đích
- Trẻ vẽ thể hiện phong cảnh quê hương theo trí tưởng tượng của trẻ.
- Trẻ có kĩ năng sử dụng bàn chải đánh răng, cọ vẽ, màu nước, pha màu
... để tạo ra sản phẩm.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh, ngăn nắp, không tranh giành đồ chơi của bạn. khi tham gia vẽ quê hương Việt Nam
II. ChuẨn bỊ
- Hình minh họa, nhạc bài hát: bé yêu biển
- Giấy A4, màu nước, cọ, bàn chải đánh răng
III. TiẾn hành
* Hoạt động: Vẽ về quê hương của bé
- Trò chuyện về ý tưởng.
- Hỏi trẻ: Nghỉ hè ba mẹ thường tổ chức cho trẻ đi chơi những nơi nào?
- Cô nói: Có một bạn rất ngoan, học giỏi nên ba mẹ đã cho bạn ấy đi chơi một nơi, các con và cô cùng xem bạn ấy đã đi đâu nha! (có hình minh họa )
- Cô kể một câu chuyện nhỏ về một bé được đi tham quan tắm biển rất đẹp và yêu cầu trẻ hãy giúp bạn vẽ lại những khung cảnh đẹp ấy.
- Để giúp trẻ dễ hình dung, tưởng tượng để vẽ, cô bật nhạc cho trẻ nghe lần 1 và hỏi trẻ: nghe tiếng sóng, nhạc êm dịu, nhạc bài hát:"Bé yêu biển".
* Trẻ nêu ý tưởng và thực hiện.
- Trẻ vẽ theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận về ý tưởng của đội.
- Hỏi các bạn trong nhóm trẻ dự định sẽ vẽ cái gì? Vẽ bằng chất liệu gì?
- Trẻ về nhóm lựa chọn nguyên vật liệu và thể hiện qua bức tranh của mình. Mỗi nhóm sẽ tạo nên một vài bức tranh theo ý tưởng riêng của nhóm.
* Bé kể chuyện theo ý tưởng
- Trẻ trưng bày sản phẩm và yêu cầu trẻ kể chuyện theo tranh.
- 1 trẻ kể tranh của bản thân và 1 trẻ kể tranh của bạn khác.
- Cô gợi ý :
+ Mở đầu: Tranh vẽ cảnh gì ?
+ Tiếp theo: Có những hình ảnh gì ?... Đang làm gì ?
+ Kết quả: Câu chuyện kết thúc như thế nào?
- 4 đội nhận xét lẫn nhau.
- Cô nhận xét chung.
+ Kết thúc: Trẻ hát 01 bài về chủ đề quê hương
* Đánh giá trẻ hằng ngày
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 4: BÁC HỒ CỦA EM
(từ ngày 13/04 /2019 đến ngày 17/5/2019)
Thứ
Thời điểm
|
Thứ 2
|
Thứ 3
|
Thứ 4
|
Thứ 5
|
Thứ 6
|
Đón trẻ,
chơi, thể
dục sáng
|
- Trò chuyện với trẻ về Bác Hồ kính yêu (ngày sinh, nơi ở…)
-
Xem tranh, ảnh về Bác Hồ với các cháu thiếu nhi
* Thể dục sáng
1. Khởi động: Cho trẻ đi chạy thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân
2.Trọng động:Tập với bông thể dục theo nhạc.
- ĐT Hô hấp: Ngửi hoa
- ĐT Tay: Đánh xoay tròn hai vai
- ĐT Bụng: Ngồi quay người sang hai bên
- ĐT Chân : Bước 1 chân ra trước chân sau thẳng
- Bật: Bật tại chỗ
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi dạo hít thở nhẹ nhàng
|
Hoạt động
học
|
Bác Hồ của em
|
Vận động minh họa: Em mơ gặp Bác Hồ
|
Chơi với bóng
|
Trang trí
ảnh Bác
|
Mừng sinh nhật bác
|
Chơi ngoài
trời
|
* Sự đổi màu của nước
* TCVĐ: Đổ nước vào chai, tạo dáng.
|
* Nhặt rác trong sân
* TCVĐ: bánh xe quay, đạp bong bóng
|
* Tìm hiểu các đồ chơi trong sân
* TCVĐ: Về đúng nhà, ném còn
|
* Quan sát hoa mười giờ
* TCVĐ:
|
* Trong chai có gì?
* TCVĐ: lộn cầu vồng, rồng rắn lên mây
|
Ăn, ngủ
|
- Giúp cô don dẹp phòng ăn
- Tự sắp xếp chỗ ngủ
|
Chơi, hoạt
động ở các
góc
|
* Góc phân vai: Chơi nhóm chơi: Gia đình, bán hàng.
* Góc XD: Xây lăng Bác, xây ao cá Bác Hồ,
* Góc học tập: Toán-KH: Chơi tạo nhóm số lượng từ 1- 5, nối tương ứng, xem tranh ảnh, sách truyện về Bác, làm album về Bác,….
* Góc âm nhạc: Hát múa các bài hát về Bác Hồ và các cháu thiếu nhi
* Góc tạo hình: Trang trí ảnh Bác, tô màu nhà sàn, vườn cây, lăng Bác,...
* Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước, câu cá, chăm soc cây
|
Chơi, hoạt
động theo
ý thích
|
Chơi các trò chơi dân gian
|
Xem phim về các hoạt động mùa hè
|
Hoàn thành các bài tập
|
Pha nước chanh dây
|
Ôn các bài thơ bài hát đã học
|
Trả trẻ
|
- Trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng.
- Trẻ chào bố mẹ, chào cô ra về.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thứ hai, ngày 13 tháng 5 năm 2019
Tìm hiểu về Bác Hồ của em
Lĩnh vực phát triển nhận thức
I. MỤc đích
- Trẻ biết được ngày sinh nhật của Bác Hồ (ngày 19 tháng 5), lăng Bác Hồ ở Quảng Trường Ba Đình Thủ Đô Hà Nội. Biết Bác Hồ là vị lãnh tụ nước Việt Nam và biết tình cảm của Bác Hồ đối với mọi người với thiếu niên nhi đồng.
- Trẻ trả lời câu hỏi to, rõ ràng.
- Trẻ thể hiện tình cảm của mình qua bài thơ, bài hát nói về Bác Hồ.
II. ChuẨn bỊ
- Slide hình ảnh về Bác Hồ cho trẻ quan sát: Bác Hồ, Bác Hồ đeo khăn quàng, chơi các cháu thiếu nhi, vườn nhà Bác, Bác trồng cây...
- Bài hát, bài thơ về Bác Hồ
- Đèn chiếu, máy vi tính
III. TiẾn hành
* Hoạt động 1: Trò chuyện về Bác Hồ
* Vận động theo nhạc: “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ”
- Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về ai?
* Trò chuyện về Bác Hồ
- Cô mở slide một số hình ảnh Bác Hồ cho trẻ xem
- Cô đàm thoại:
+ Các con biết gì về Bác? (Cho trẻ kể)
+ Bác Hồ đang làm những gì?.
+ Nhìn hình ảnh các con biết tình cảm của Bác đối với mọi người như thế nào
- Cô khái quát: Bác Hồ luôn chăm lo cho tất cả mọi người, Bác mong muốn cho các cháu được ấm no, mặc đẹp, được học hành giỏi. Bác muốn cho tất cả mọi người được sung sướng nhưng bây giờ Bác đã ra đi, các con chăm ngoan, học giỏi, nhớ lời Bác Hồ dạy.
- Ai biết ngày sinh nhật của Bác Hồ là ngày mấy tháng mấy?
- Bác Hồ đã đi xa nhưng Bác Hồ đã để lại cho chúng ta những lời khuyên, những câu chuyện, những bài hát, bài thơ.
- Để nhớ ơn Bác Hồ nhân dân ta đã xây Lăng Bác ở đâu?
- Cô cho trẻ xem slide về lăng Bác.
* Hoạt động 2: Chơi "ô của bí mật"
+ Cách chơi: Cô chia trẻ làm 3 đội mỗi đội tương ứng 1 câu hỏi trong ô cửa. Đội nào trả lời nhanh và đúng nhiều câu hỏi trong ô của thì thắng cuộc.
+ Luật chơi: Đội nào lắc xắc xô trước, trả lời đúng nhiều câu hỏi sẽ thắng cuộc.
1. Sinh nhật Bác là ngày nào?
2. Bác Hồ còn có tên gọi là gì?
3. Lăng Bác hiện giờ ở đâu?
4. Bài thơ Ảnh Bác nói về ai?
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ.
Thứ ba, ngày 14 tháng 5 năm 2019
VĐMH "EM MƠ GẶP BÁC HỒ" - XUÂN GIAO
NDKH: NH"Bác Hồ người cho em tất cả" - Hoàng Lân.
TCAN: AI NHANH NHẤT
Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội
I. MỤc đích
- Trẻ nhớ tên bài hát “Em mơ gặp Bác Hồ”, tên tác giả Xuân Giao, biết vận động minh họa theo lời bài hát.
- Trẻ hát đúng giai điệu, kết hợp vận động minh họa nhịp nhàng theo bài hát.
- Trẻ biết kính yêu và biết ơn Bác
II. ChuẨn bỊ
-
Đĩa nhạc, xắc xô, các loại dụng cụ âm nhạc (xắc xô, thanh gõ, mỏ, soong loan), mũ chóp…
III. TiẾn hành
* Hoạt động 1: VĐMH “Em mơ gặp Bác Hồ” – XUÂN GIAO
- Cô tập trung trẻ lại và đánh đàn giai điệu bài hát: “Em mơ gặp Bác Hồ”.
+ Hỏi trẻ đây là giai điệu của bài hát gì? do ai sáng tác?
+ Cô mời một trẻ hát lại một đoạn bài hát theo giai điệu bài hát vừa được nghe.
+ Hỏi trẻ giai điệu bài hát này như thế nào? khi hát mình phải thể hiện ra sao?
- Trẻ hát 1-2 lần theo nhạc
- Để bài hát này được hay hơn và vui hơn thì ngoài hát ra chúng ta còn có thể làm gì nữa?
- Để trẻ tự trả lời theo sự hiểu biết của trẻ.
- Để bài hát này được hay hơn hôm nay cô sẽ dạy cho các bạn vận động minh họa theo lời bài hát này nhé!
- Cô vận động mẫu cho trẻ xem
- Giải thích:
+ Câu 1: Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ (Hai tay khép lại đưa nghiêng trên má)
+ Câu 2: Râu Bác dài tóc Bác bạc phơ (Hai tay làm động tác vuốt râu, xoa tóc)
+ Câu 3: Em âu yếm hôn đôi má Bác (Thai tay đưa lên chỉ vào 2 bên má).
+ Câu 4: Vui bên Bác... Múa hát" (vỗ tay sang 2 bên )
+ Câu 5: Bác miểm cười ... Em ngoan (Lần lượt úp tay trái, tay phải lên ngực).
Lời 2 tương tự như lời 1
- Mời trẻ đứng lên vận động minh họa cùng cô 1-2 lần
- Trẻ hát vận động minh họa theo: tổ, nhóm, cá nhân
- Cô mở nhạc trẻ hát vận động minh họa theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Trẻ về 3 nhóm, cô mở nhạc cháu vận động minh họa
- Mời trẻ vận động minh họa lại
- Mời trẻ vận động theo sự sáng tạo của mình
- Nhận xét tuyên dương
+ Dẫn dắt giới thiệu nghe hát “Bác Hồ - người cho em tất cả”
* Hoạt động 2: Nghe hát “Bác Hồ - người cho em tất cả”
- Cô hát lần một kết hợp với nhạc đệm.
- Cô tóm tắt nội dung bài hát: bài hát nói về công ơn bao la của Bác dành cho chúng ta.
- Lần 2 cô mở nhạc và biễu diễn vận động minh họa cùng với cả lớp.
- Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương chuyển hoạt động
* Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc “nghe bài hát đoán tên địa danh”
- Cách chơi: chia trẻ thành 3 đội và mở nhạc đoạn bài hát nói về danh lam thắng cảnh cho trẻ nghe, đội nào nhanh đưa ra tín hiệu trả lời đúng địa danh đội đó sẽ thắng.
- Luật chơi: hết thời gian chơi, đội nào đoán đúng được nhiều địa danh nhất đội đó sẽ thắng
- Trẻ chơi và nhận xét tuyên dương.
* Đánh giá trẻ hằng ngày
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 15 tháng 5 năm 2019
CHUYỀN BÓNG QUA ĐẦU QUA CHÂN
Lĩnh vực phát triển thể chất
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ biết chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân đúng kỹ thuật
- Trẻ chuyền, bắt bóng qua phải, qua trái khéo léo
- Trẻ có ý thức học tập tốt khi tham gia vận động chuyền bóng. biết phối hợp với bạn trong trò chơi.
II. CHUẨN BỊ
- Bóng cho trẻ : xanh, đỏ, vàng đủ cho trẻ mỗi trẻ 1 quả.
- Máy hát, băng nhạc: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Xắc xô
III. TIẾN HÀNH
* Khởi động
- Trẻ lấy bóng và đi chạy theo nhiều hình thức.
- Về 4 hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
* Trọng động
a. Bài tập phát triển chung: Quả bóng nhỏ
- Tập theo nhịp bài “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”
- Tập các động tác giống thể dục sáng
b. Vận động cơ bản: Chuyền bắt bóng qua đầu, qua chân.
- 1 nhóm 2-3 trẻ lên thực hiện thử.
- Cô giải thích kỹ thuật vận động
+ Chuyền bóng qua đầu: Đứng thành hàng dọc theo tổ, cách nhau 1 cánh tay, chân rộng bằng vai. Trẻ đứng đầu hàng cầm bóng bằng 2 tay đưa lên đầu (Hơi ngả ra sau). Trẻ thứ 2 đón bóng bằng 2 tay và đưa cho bạn tiếp theo sau đến hết. (Nhắc trẻ không cầm vào tay bạn)
+ Chuyền bóng qua chân: Trẻ đứng hàng dọc cách nhau 1 cánh tay, chân rộng bằng vai. Trẻ đầu hàng cầm bóng cúi xuống đưa bóng qua 2 chân ra phỉatước. Trẻ thứ 2 cúi đón bóng từ tay bạn và chuyền tiếp theo cho đến cuối hàng.
- Trẻ thực hiện theo đội hình:



Rổ bóng
- Trẻ thực hiện lần 1: Chuyền bóng qua đầu đến cuối cùng, quay lại chuyền qua chân.
- Lần 2: Thi đua 4 đội.
c. Trò chơi vận động: Chuyền bóng theo tín hiệu
- Chia trẻ làm 4 đội.
- Trẻ chuyền bóng qua phải, qua trái theo tín hiệu tay của cô. Đội nào nhanh, đúng đội đó sẽ thắng.
- Cô nhận xét kết quả.
* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng.
* Đánh giá trẻ hằng ngày:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 16 tháng 5 năm 2019
TRANG TRÍ ẢNH BÁC
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ biết cách cắt, sử dụng các nguyên vật liệu, tô vẽ để trang trí khung ảnh Bác Hồ đẹp mắt.
- Trẻ có kĩ năng sử dụng kéo, cắt dán hình cân đối, hài hòa.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động trang trí khung ảnh, yêu mến kính trọng Bác Hồ.
II. CHUẨN BỊ
- Vở tạo hình có khung Ảnh Bác Hồ.
- Giấy màu, sáp màu cát, len, lá cây, hột hạt các loại.
- Keo hồ, keo sữa.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
*Thu hút
- Cô mở nhạc cùng cháu hát múa bài “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh”.
- Cô hỏi trẻ: + Các con vừa hát múa bài gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
*Hoạt động: Trang trí ảnh Bác
- Cô và cháu cùng nhau quan sát ảnh Bác và trò chuyện
+ Các con có biết đây là ai không?
+ Con biết gì về Bác hồ?
+ Để thể hiện tình cảm của mình với Bác Hồ các con phải như thế nào?
- Bác hồ đã đi xa nhưng Bác vẫn sống mãi trong lòng chúng ta.
- Để bày tỏ tình cảm với Bác, cô sẽ hướng dẫn các bạn trang trí khung ảnh Bác.
- Cô cho trẻ xem khung ảnh đã được trang trí và trò chuyện cùng trẻ cách thực hiện.
+ Cô trang trí như thế nòa?
+ Cô dùng những kỹ năng gì?
* Trẻ thực hiện: Cô cho trẻ về bàn thực hiện ( 4 nhóm)
- Cô động viên trẻ làm bằng nhiều nguyên vật liệu khác nhau.
* Nhận xét sản phẩm
- Trẻ trưng bày sản phẩm lên bàn và nhận xét
- Trẻ chọn khung ảnh nào mà trẻ thích, thấy đẹp? Giải thích vì sao?
- Những trẻ có sản phẩm đẹp tự giới thiệu về bức tranh của mình. Những trẻ chưa hoàn thiện cô động viên khuyến khích trẻ.
- Cô nhận xét chung, tuyên dương trẻ.
* Đánh giá trẻ hằng ngày
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2019
Mừng sinh nhật Bác Hồ
Phát triển tình cảm xã hội
I. MỤC ĐÍCH
- Nhớ ngày sinh nhật của Bác Hồ: ngày 19 tháng 5 cùng với những hoạt động mừng sinh nhật Bác.
- Biết phối hợp các kỹ năng tạo hình đã học để tạo nên sản phẩm “Mừng sinh nhật Bác ”
- Trẻ kính yêu Bác Hồ, biết vâng theo lời Bác dạy, chăm lo học hành.
II. CHUẨN BỊ
- Máy hát, băng đĩa nhạc có một số bài hát về Bác Hồ …
- Các nguyên vật liệu tạo hình cho trẻ : đất nặn, giấy màu, kéo, hồ dán, giấy bìa …
- Các loại nhạc cụ, đồ hóa trang văn nghệ cho trẻ tự hoạt động …
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Trò chuyện về ngày sinh nhật Bác
+ Sắp đến ngày sinh của Bác rồi, đố các bạn biết ngày bao nhiêu?
+ Ngày 19 tháng 5 (cho trẻ lặp lại vài lần để nhớ … )
+ Các bạn sẽ làm những gì để mừng sinh nhật Bác Hồ?
- Dẫn trẻ đến góc chủ đề của lớp, gợi ý cho trẻ quan sát những gì đã có và những gì cần làm thêm để trang trí …
- Tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm :
+ Dán xúc xích trang trí xung quanh khung ảnh Bác (theo sự hướng dẫn của cô)
+ Cắt và dán thành hình hoa sen để trang trí phần bên dưới của khung hình
+ Tô màu và cắt dán trang trí thêm vào những chỗ còn trống ở góc chủ đề
+ Xếp những bông hoa giấy để cắm vào bình hoa trước ảnh Bác …
- Khuyến khích trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng bạn, sáng tạo tuỳ theo cảm hứng của trẻ …
* Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghệ “Mừng sinh nhật Bác”
- Gợi ý các hình thức biểu diễn : múa, hát , đọc thơ những bài trẻ đã biết, đã từng nghe …
+ Hợp ca “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” …
+ Hát và múa minh họa bài “Nhớ ơn Bác”, “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn TN nhi đồng” …
+ Đọc thơ diễn cảm : “ Bác Hồ của em” …
- Động viên trẻ tự chọn các loại nhạc cụ âm nhạc hay tự hóa trang tuỳ theo khả năng của trẻ …
- Các nhóm thảo luận và cùng thể hiện khả năng của mình.
- Cô gợi ý cho các nhóm còn lại nhận xét.
- Cô và cả lớp cùng bát bài “Nhớ ơn Bác”
* Nhận xét cuối ngày
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC - BÁC HỒ
- Cô trò chuyện với trẻ về những gì trẻ đã học (Quê hương, đất nước, Bác Hồ)
- Hát những bài hát trong chủ đề, đọc những bài thơ, ca dao, đồng dao về Quê hương, đất nước, Bác Hồ.
- Cho trẻ kể những gì trẻ đã được làm trong chủ điểm.
- Cô nhận xét, đánh giá, tuyên dương những trẻ hoạt động tốt, khuyến khích những trẻ còn lại cố gắng hoàn thành sản phẩm và hoạt động tích cực hơn.
- Cô và trẻ cùng nhau thu dọn sản phẩm và tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi của chủ điểm “Quê hương, Bác Hồ, mùa hè”
- Cô thông báo cho trẻ chủ điểm “Quê hương, Bác Hồ, mùa hè” đã kết thúc một năm học.
BGH DUYỆT
|
TỔ TRƯỞNG
|
GIÁO VIÊN
|
|
|
Nguyễn Thị Mai Vi
|
PHIẾU THEO DÕI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ - LỚP 4-5 TUỔI A
CHỦ ĐIỂM: QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ
Thực hiện 5 tuần: Từ ngày 22/4/2019 đến ngày 17/5/2019
stt
|
Họ và tên trẻ
|
|
MT
2
|
MT
5
|
MT
15
|
MT
21
|
MT
34
|
MT
36
|
MT
55
|
MT
56
|
1
|
Dương Huyền
|
Anh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Hoàng Tú
|
Anh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Nguyễn Ngọc Minh
|
Anh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Phạm Lê Hoàng
|
Bách
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Đinh Gia
|
Bảo
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Đoàn Gia
|
Bảo
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Yau Nhã
|
Đình
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Nguyễn Phúc Gia
|
Hân
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9
|
Bùi Ngọc
|
Hiếu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10
|
Trần Phạm Đăng
|
Khoa
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11
|
Nguyễn Ngọc
|
Khuê
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12
|
Trần Nguyễn Ngọc
|
Khuê
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13
|
Nguyễn
|
Linh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14
|
Nguyễn Trần Thùy
|
Linh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
15
|
Nguyễn Hữu Bảo
|
Luân
|
|
|
|
|
|
|
|
|
16
|
Phạm Khánh
|
Minh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
17
|
Nguyễn Xuân Ngọc
|
My
|
|
|
|
|
|
|
|
|
18
|
Lê Thảo Phương
|
Nghi
|
|
|
|
|
|
|
|
|
19
|
Phạm Hoàng
|
Nguyên
|
|
|
|
|
|
|
|
|
20
|
Võ Đình Bảo
|
Phúc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
21
|
Đặng Lưu
|
Quyên
|
|
|
|
|
|
|
|
|
22
|
Nguyễn Minh
|
Thiên
|
|
|
|
|
|
|
|
|
23
|
Nguyễn Võ Yên
|
Thư
|
|
|
|
|
|
|
|
|
24
|
Nguyễn Phùng Văn
|
Triết
|
|
|
|
|
|
|
|
|
25
|
Lê Thảo
|
Vy
|
|
|
|
|
|
|
|
|
26
|
Nguyễn Ngọc Tường
|
Vy
|
|
|
|
|
|
|
|
|
27
|
Nguyễn Minh
|
Hoàng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
28
|
Võ Nguyễn Như
|
Phương
|
|
|
|
|
|
|
|
|
29
|
Nguyễn Phương
|
Ngân
|
|
|
|
|
|
|
|
|
30
|
Nguyễn Ngọc Khánh
|
Hân
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đạt tỉ lệ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHIẾU THEO DÕI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ - LỚP 4-5 TUỔI A
CHỦ ĐIỂM: QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ
Thực hiện 5 tuần: Từ ngày 22/4/2019 đến ngày 17/5/2019
stt
|
Họ và tên trẻ
|
|
MT
57
|
MT
60
|
MT
65
|
MT
72
|
MT
76
|
MT
80
|
MT
81
|
MT
89
|
1
|
Dương Huyền
|
Anh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Hoàng Tú
|
Anh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Nguyễn Ngọc Minh
|
Anh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Phạm Lê Hoàng
|
Bách
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Đinh Gia
|
Bảo
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Đoàn Gia
|
Bảo
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Yau Nhã
|
Đình
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Nguyễn Phúc Gia
|
Hân
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9
|
Bùi Ngọc
|
Hiếu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10
|
Trần Phạm Đăng
|
Khoa
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11
|
Nguyễn Ngọc
|
Khuê
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12
|
Trần Nguyễn Ngọc
|
Khuê
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13
|
Nguyễn
|
Linh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14
|
Nguyễn Trần Thùy
|
Linh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
15
|
Nguyễn Hữu Bảo
|
Luân
|
|
|
|
|
|
|
|
|
16
|
Phạm Khánh
|
Minh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
17
|
Nguyễn Xuân Ngọc
|
My
|
|
|
|
|
|
|
|
|
18
|
Lê Thảo Phương
|
Nghi
|
|
|
|
|
|
|
|
|
19
|
Phạm Hoàng
|
Nguyên
|
|
|
|
|
|
|
|
|
20
|
Võ Đình Bảo
|
Phúc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
21
|
Đặng Lưu
|
Quyên
|
|
|
|
|
|
|
|
|
22
|
Nguyễn Minh
|
Thiên
|
|
|
|
|
|
|
|
|
23
|
Nguyễn Võ Yên
|
Thư
|
|
|
|
|
|
|
|
|
24
|
Nguyễn Phùng Văn
|
Triết
|
|
|
|
|
|
|
|
|
25
|
Lê Thảo
|
Vy
|
|
|
|
|
|
|
|
|
26
|
Nguyễn Ngọc Tường
|
Vy
|
|
|
|
|
|
|
|
|
27
|
Nguyễn Minh
|
Hoàng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
28
|
Võ Nguyễn Như
|
Phương
|
|
|
|
|
|
|
|
|
29
|
Nguyễn Phương
|
Ngân
|
|
|
|
|
|
|
|
|
30
|
Nguyễn Ngọc Khánh
|
Hân
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đạt tỉ lệ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giáo viên chỦ nhiỆm
Nguyễn Thị Mai Vi Hoàng Thị Minh
PHIẾU THEO DÕI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ - LỚP 4-5 TUỔI A
CHỦ ĐIỂM: QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ
Thực hiện 5 tuần: Từ ngày 22/4/2019 đến ngày 17/5/2019
stt
|
Họ và tên trẻ
|
|
MT
74
|
MT
76
|
MT
82
|
MT
86
|
MT
88
|
|
|
|
1
|
Dương Huyền
|
Anh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Hoàng Tú
|
Anh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Nguyễn Ngọc Minh
|
Anh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Phạm Lê Hoàng
|
Bách
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Đinh Gia
|
Bảo
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Đoàn Gia
|
Bảo
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Yau Nhã
|
Đình
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Nguyễn Phúc Gia
|
Hân
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9
|
Bùi Ngọc
|
Hiếu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10
|
Trần Phạm Đăng
|
Khoa
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11
|
Nguyễn Ngọc
|
Khuê
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12
|
Trần Nguyễn Ngọc
|
Khuê
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13
|
Nguyễn
|
Linh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14
|
Nguyễn Trần Thùy
|
Linh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
15
|
Nguyễn Hữu Bảo
|
Luân
|
|
|
|
|
|
|
|
|
16
|
Phạm Khánh
|
Minh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
17
|
Nguyễn Xuân Ngọc
|
My
|
|
|
|
|
|
|
|
|
18
|
Lê Thảo Phương
|
Nghi
|
|
|
|
|
|
|
|
|
19
|
Phạm Hoàng
|
Nguyên
|
|
|
|
|
|
|
|
|
20
|
Võ Đình Bảo
|
Phúc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
21
|
Đặng Lưu
|
Quyên
|
|
|
|
|
|
|
|
|
22
|
Nguyễn Minh
|
Thiên
|
|
|
|
|
|
|
|
|
23
|
Nguyễn Võ Yên
|
Thư
|
|
|
|
|
|
|
|
|
24
|
Nguyễn Phùng Văn
|
Triết
|
|
|
|
|
|
|
|
|
25
|
Lê Thảo
|
Vy
|
|
|
|
|
|
|
|
|
26
|
Nguyễn Ngọc Tường
|
Vy
|
|
|
|
|
|
|
|
|
27
|
Nguyễn Minh
|
Hoàng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
28
|
Võ Nguyễn Như
|
Phương
|
|
|
|
|
|
|
|
|
29
|
Nguyễn Phương
|
Ngân
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đạt tỉ lệ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giáo viên chỦ nhiỆm
Nguyễn Thị Mai Vi Hoàng Thị Minh inh
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2017
Đập và bắt bóng tại chỗ
Lĩnh vực phát triển thể chất
I. Mục đích:
- Trẻ nói được cách thực hiện vận động, biết đập và bắt bóng tại chỗ.
- Trẻ thực hiện cầm bóng bằng 2 tay, đập bóng và đón bắt bóng bằng 2 tay khi bóng nảy lên, phối hợp tay và mắt nhịp nhàng.
- Trẻ không chen lấn xô đẩy nhau, hứng thú tham gia vào hoạt động đập và bắt bóng.
II. Chuẩn bị:
- Máy hát, băng nhạc sân rộng rãi.
- Mỗi trẻ 1 quả bòng nảy.
III. Tiến hành:
* Khởi động:
- Trẻ đi tự do kết hợp với các kiểu đi, chuyển đội hình 4 hàng ngang tập BTPTC.
* Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung
- Tập theo nhạc bài : “ Quê hương tươi đẹp". Tập với bóng.
b. Vận động cơ bản: Đập bắt bóng tại chỗ.
- Đội hình vòng tròn chia làm 4 tổ.



- Cô giới thiệu tên vận động. Cho trẻ nhắc lại tên vận động
- Cô làm mẫu: Lần 1 làm mẫu không giải thích
- Lần 2 làm mẫu kết hợp giải thích kỹ năng vận động: Hai tay cầm bóng đập mạnh xuống sàn, khi bóng nảy lên dùng tay bắt bóng lại, không ôm bóng vào lòng..
- Cô mời 1-2 trẻ lên thực hiện thử.
- Cho từng tổ lên thực hiện cho đến hết, yêu cầu trẻ cầm bóng bằng 2 tay đập xuống phía chân và đón bắt bóng bằng 2 tay khi bóng nảy lên.
- Tiếp tục cho trẻ thực hiện 2-3 lần, đứng thành 1 vòng tròn lớn để cùng kiểm tra.
Cô sửa sai cho trẻ.
c. Trò chơi vận động: “Tạo dáng đồ vật”
* Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô dứng ở giữa. Cô là người quan sát theo dõi trẻ và ra hiệu lệnh, khi cô nói tên đồ vật nào thì trẻ phải làm đúng theo tư thế đồ vật đó.
Chẳng hạn: Khi cô nói cái ghế: Trẻ ngồi cao chân, lưng thẳng 2 tay thả xuôi.
Khi cô nói cái bàn: Trẻ cúi xuống, 2 tay, 2 chân chống xuống đất…
* Hồi tĩnh: Trẻ chơi trò chơi “Bóng tròn to”. Đi lại nhẹ nhàng.
* Nhận xét cuối ngày:
MỞ CHỦ ĐIỂM
- Cô trưng bày tranh, ảnh về Quê hương - Đất nước - Bác Hồ”
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ điểm: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ.
- Cho trẻ xem video về các danh lam thắng cảnh trên mọi miền đất nước và trò chuyện với trẻ về những hình ảnh mà trẻ vừa được xem. Cô giới thiệu về chủ điểm mới và cùng giao nhiệm vụ cho trẻ.
- Cô cháu cùng nhau trang trí và trưng bày đồ dùng đồ chơi trên giá...theo chủ điểm nhắc nhở cháu về nhà sưu tầm tranh, ảnh, các nguyên vật liệu mở để phục vụ cho chủ điểm.
CẮM HOA MỪNG SINH NHẬT BÁC
(Phát triển thẩm mỹ)
I. Mục đích
- Trẻ biết phối hợp các loại hoa và cắm hoa để mừng sinh nhật Bác.
- Rèn kỹ năng cắm hoa cho trẻ.
- Phát triển khả năng khéo léo cho trẻ.
- Giáo dục trẻ lòng kính yêu đối với Bác.
II. Chuẩn bị
- Một số loại hoa: hồng, cúc, phong lan, lá liễu....
- Đĩa, xốp cắm hoa, lọ cắm hoa, kéo....
III. Tiến hành
* Cô cho trẻ hát và vận động bài hát "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng".
- Cô hỏi trẻ:
+ Tên bài hát?
+ Bài hát nói về gì?
- Cô khái quát, giáo dục trẻ: Bác Hồ có công dựng nước và rất thương yêu các bạn thiếu nhi. Do đó chúng ta phải biết kính yêu, chăm ngoan, học giỏi để Bác vui lòng.
* Cắm hoa.
- Sắp tới ngày sinh nhật Bác, để tỏ lòng biết ơn và kính yêu Bác chúng ta tổ chức cuộc thi cắm hoa để dâng Bác.
- Cô chia lớp làm 3 đội cắm hoa.
- Cô trò chuyện với trẻ về cách cắm hoa, cách phối hợp màu sắc, các loại hoa và cách cắm.
- Trẻ tự đi lấy hoa về nhóm mình hội ý và cắm hoa dâng Bác.
- Cô quan sát, giúp đỡ trẻ khi trẻ cần.
- Sau khi trẻ cắm xong, cô cho trẻ đại diện mỗi nhóm nói lên ý nghĩa bình hoa của mình và chúc mừng sinh nhật Bác.
- Cô gợi ý cho các nhóm nói lên ý nghĩa của bình hoa mà nhóm mình vừa cắm.
- Trong thời gian qui định đội nào cắm đẹp, nói được lời chúc mùng sinh nhật Bác thì thắng cuộc.
- Cô cho trẻ nhận xét.
- Cô khái quát, tuyên dương trẻ và cho trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô.